toihocdropship viet cho newbie

Viết cho newbie: Dropshipper – 1 công việc không chắc chắn và tràn đầy khó khăn

Còn tầm chục ngày nữa là hết năm 2020, chuẩn bị chào đón năm 2021. Tản mạn vài dòng về cái công việc ( nghề) này mà mình cũng như rất nhiều người đã và đang làm, tương lai thì sẽ càng ngày càng nhiều người nhảy vào làm hơn. Có nhiều cách nhìn về công việc này, hôm nay tranh thủ viết 1 bài tản mạn về một góc của công việc này – Một công việc không chắc chắn và đầy khó khăn – Dropshipper.
Khó khăn luôn đi kèm với cơ hội. Mình liệt kê ra ở đây một số khó khăn để cho anh chị em nào chưa làm mmo hay dropship tham khảo trước khi quyết định “give it a try”.
  • Không ổn định về thu nhập: “Các bác cho em hỏi là e mới làm dropship, nếu mới làm thì có thể kiếm được bao nhiêu/ tháng ạ?”. Không khó gặp những câu hỏi của những bạn mới join vào các group các cộng đồng về dropshipping tại Việt Nam ( nước ngoài cũng tương tự). Có hỏi dĩ nhiên sẽ có người trả lời, những oldbie làm lâu năm rồi sẽ cho lời “khuyên” tại comment. Có người nữa đùa nữa thật, có người khuyên thật lòng, có người sẽ kể lại quá trình của họ khi mới bắt đầu. Nhưng có một điều chắc chắn là dù thu nhập cao hay thấp thì tỉ lệ dropshipper hay người làm mmo có thu nhập ổn định rất thấp, đa số là được tháng nào hay tháng đó, có tháng no có tháng đói.
  • Thời gian làm việc: Ban đầu thì đa số đều sẽ làm solo một mình, tự làm tự hưởng, lời ăn lỗ chịu. Công việc này không ai là boss của bạn, bạn chính là boss, bạn là cả công ty đang vận hành. Hệ quả là bạn phải làm việc nhiều gấp mấy lần bình thường so với việc đi làm ở cty ( a 9to5 job). Với giờ giấc làm việc không cố định như vậy thì dẫn đến ăn uống thất thường và sức khỏe sẽ dễ dàng đi xuống. Việc nữa đêm làm việc chỉ để “canh sales” hay trả lời tin nhắn, email, xử lý case là việc hết sức bình thường của 1 dropshipper tiêu chuẩn. Bởi vì việc tất yếu là cái gì để càng lâu thì hậu quả là sẽ không kiểm soát được nữa, dẫn đến mất tiền, chết account..v..v. Đến lúc đủ kinh nghiệm thì lại lập team và làm, thời gian làm việc lúc này nhờ có team nên san sẽ công việc cho nhau sẽ thoải mái hơn ( hoặc tất bật hơn vì phải làm cho kịp KPIs hoặc tiến độ như đã plan).
  • Các khó khăn khác:
  1. Sàn ( marketplace – eBay, Amazon, Bonanaza, Esty..): Đối với đa số người mới bắt đầu làm mmo, đặc biệt là bán hàng dropship thì eBay và Amazon được xem là dễ bắt đất nhất bởi vì yêu cầu đầu vào không cao, vốn ít, ra tiền nhanh, xoay vòng vốn nhanh. Với các ưu điểm như vậy nên eBay như miền đất hứa cho các seller mới bắt đầu tập làm dropship. Nhưng khó khăn cũng đến từ sàn, đã là sàn thương mại thì có policies của nó, và chính sách nó đặt ra, nó sẽ thay đổi, theo xu hướng càng ngày sẽ càng chỉn chu và chúng ta là người bán trên sàn bắt buộc phải tuân theo.
  2. Cổng thanh toán: Bán hàng, nhận tiền. Thao tác căn bản tưởng chừng không có gì khó khăn, cho đến khi cổng khóa tài khoản nhận tiền của bạn. Đơn cử như Paypal limit tài khoản của bạn 180 ngày, dòng tiền của bạn bị đông cứng. Hay Stripe khóa cổng của bạn, giữ tiền 120 ngày vì lí do rủi ro và hàng tá lí do khác. Rất nhiều lí do có thể khiến tài khoản nhận tiền của bạn bị khóa, một trong số đó là…bán nhiều quá. Doanh thu tăng đột biến ai cũng vui nhưng sau khi nhận mail thông báo tài khoản thanh toán của bạn bị khóa thì…hết vui.
  3. Nhà cung cấp: Làm mmo, dropship, nói chung là bán hàng thì nhà cung cấp đóng vài trò quan trọng trong business của bạn. Khó khăn cũng đến từ đây. Nhà cung cấp có nhiệm vụ lấy hàng và ship hàng. Khi vui thì hàng chuẩn, ship nhanh. Khi buồn thì hàng dỏm, chất lượng kém, ship như rùa bò. Các anh chị em làm drop Amazon, Walmart to eBay thì lúc checkout không được thì bùn rầu, người ta hay gọi là “bão” checkout, hay “amazon quét dữ quá”.
  4. Khách hàng: Mình từng nhớ có 1 nhà cung cấp tại Mỹ của mình bị mình complain là hàng ship chậm quá, tao bị khách complain. Thì she phản hồi ” tao hiểu mày gặp khó khăn, nhưng mày nên hiểu là bán online không bao giờ là việc dễ dàng, nếu dễ thì mọi người đều bán online”. Khó khăn hàng ngày bạn phải đối mặt là những “khách iu” đã xuống tiền mua sản phẩm của bạn, rồi sau đó như lật bánh trang quay sang chửi bạn vì giao hàng chậm, hoặc phát hiện bạn dropship. Cho cái feedback xấu đỏ lè, hoặc review 1* trên fanpage facebook của bạn. Chưa kể nhiều “khách iu” còn scam hàng của bạn, với lí do cũng vô lí không kém ” tao không thực hiện giao dịch này”, trong khi khách mua hàng từ cả tháng trước…
  • Vòng lặp: “thua keo này ta bày keo khác”. Bán hàng cần gì? Tài khoản, các loại tài khoản eBay, Paypal, Amazon, fb ads, gg ads…chết là tạo mới, bị khóa là tạo mới. Tài khoản eBay vài năm tuổi thọ, tưởng như trâu bò mà khóa vẫn là khóa, Fanpage 1 triệu follower tị giá vài triệu đô la trên facebook vẫn có thể bị khóa. Nên vòng lặp vẫn sẽ tiếp diễn nếu vẫn muốn sống với nghề mmo. Hầu như đó là điều bắt buộc như một sự thật hiển nhiên.
Bài dài quá rồi nên dừng tại đây, khó khăn kể ra thì nhiều lắm nên mình chỉ liệt kê một số cái điển hình. Chúng ta đã quá quen với mô hình và công việc low risk – high return nên khi công việc mmo càng ngày càng khó thì sẽ có nhiều người rời cuộc chơi. . Hiện tại thì mô hình này nói chung vẫn kiếm được nhiều tiên so với mức thu nhập của dân VN mình nên được rất nhiều người quan tâm. Nhưng chắc chắn đến một lúc nào đó thì việc làm dropship, làm mmo sẽ không còn là low risk – high return nữa mà sẽ là high risk – high return như các mô hình kinh doanh khác.
P/S: Đăng tấm hình đỡ trôi bài, Lâm Đồng mùa noel lạnh quá…
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x