toihocdropship hieu ro ve ai chatgpt

A.I là công cụ tốt để hổ trợ bạn trong công việc, nhưng không phải là tất cả.

#chiase #Ai #chatgpt #texttoimage

Hôm nay là Chủ Nhật và mình muốn chia sẽ một số suy nghĩ về A.I bao gồm bản chất của nó, hạn chế và tận dụng nó như thế nào. Bài khá dài nhưng sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn đang sử dụng A.I trong công việc. Bài có thể đúng, cũng có thể sai nên đừng khắt khe quá nhé ^^.

A.I ( TRÍ TUỆ NHÂN TẠO) ĐƯỢC ÁP DỤNG RẤT RỘNG RÃI VÀ NHIỀU LĨNH VỰC.

A.I bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhưng mà trong giới hạn bài viết mình chỉ nói về một số công cụ ace hay dùng là Chatgpt và các công cụ tạo hình ảnh từ text ( text to image).

ChatGPT là 1 mô hình ngôn ngữ lớn ( Large Language Model) mà bạn có thể giao tiếp với nó bằng ngôn ngữ tự nhiên, thông thường, như là đang nói chuyện vậy ( Natural Language Processing). Nhưng thực chất nó cũng chỉ hoạt động theo phương pháp đoán chữ và ghép chữ mà thôi ( predictive). Nên nó vẫn sẽ phải tuân thủ theo những gì được lập trình sẵn và dựa vào dữ liệu có sẵn của nó.

Nói 1 cách đơn giản hơn thì ChatGPT nó không tạo ra nội dung mới, mà nó chỉ tận dụng nội dung có sẵn để ghép nối lại với nhau. Như là nấu lại (recook) 1 món ăn hay nồi cơm vậy.

Midjourney và các công cụ chuyển đổi văn bản thành hình ảnh cũng dựa theo nguyên lý đó, tận dụng các tài nguyên hình ảnh từ internet và xào nấu thành nội dung mới.

Ví dụ như prompt bạn yêu cầu là vẽ lại bức tranh nổi tiếng là Starry Night của Van Gogh thì nó sẽ cho bạn hằng tá phiên bản sau khi tham khảo từ phiên bản gốc, xào chẻ lại và thành 1 nội dung hình ảnh khác.

Như đã nói ở trên, bởi vì tận dụng nội dung cũ có sẵn nên các nội dung được tạo bởi A.I đều có 1 vấn đề chung là liên quan đến BẢN QUYỀN và sở hữu trí tuệ. Vấn đề này vẫn đang được tranh cải và chưa có hồi kết.

Tuỳ vào nền tảng mà các bạn dùng A.I để kiếm tiền ( monitize) có chấp nhận hoặc không chấp nhận nội dung đó hay không.

ĐỪNG THẦN THÁNH HOÁ A.I VÀ TRÔNG CHỜ VÀO NÓ SẼ LÀM TẤT CẢ MỌI VIỆC CHO BẠN.

Ace trong giới Ecom và MMO áp dụng Chatgpt vào rất nhiều trong công việc ( workflow) của họ. Từ những thứ đơn giản như tạo title, description cho sản phẩm. Cho đến viết bài ( blog post, article) và tạo nội dung sách ( write a book).

Bản thân mình cũng đã dùng Chatgpt để lên outline để viết 1 cuốn truyện LitRPG dài 12k chữ. Quá trình lên outline cho các chapter, dựng thế giới, tạo nhân vật, plot, twist…hết 1 tuần. Phải thừa nhận là viết 1 cuốn sách như vậy không hề dễ dàng, bởi vì giới hạn công nghệ, mặc dù ChatGpt nó làm phần lớn công việc cho mình nhưng mình là author vẫn phải ngồi check lại từ A-Z. Chatgpt đóng vai trò như 1 trợ lý vậy và mình là người quyết định cũng như edit, audit lại nội dung trước khi approve.

Trên thị trường rất nhiều tool được quảng cáo là tạo content chỉ với 1-click. Hoạt động với kiểu bạn đưa vào 1 số yêu cầu đơn giản và tool làm hết cho bạn. Thực tế là các tool này cũng đang sử dụng API của ChatGPt. Gần đây nhất mình có sử dụng 1 tool tạo bài viết cho blog của người việt phát triển, thấy ae khen quá nên trả tiền 1 tháng dùng thử. Nhưng kết quả lại không như mong đợi. Nội dung bài viết mà A.I tạo ra là 1 đống…hổ lốn, tất cả đều mở bài theo cùng 1 kiểu và kết bài giống nhau. Mặc dù mình đã thử chọn các option của tool cung cấp như viết theo công thức gì: AIDA chẳng hạn…nhưng kết quả tạo ra không quá lí tưởng, không như mong đợi.

CÁC ÔNG LỚN NHƯ GOOGLE, MICROSOFT, AMAZON CÓ BIẾT ĐƯỢC NỘI DUNG NÀO LÀ TẠO TỪ A.I KHÔNG?

Công nghệ A.I hiện tại mà chúng ta đang sử dụng hầu hết dữ liệu đều được lấy từ người dùng đã tạo ra trước đó.

Ví dụ như ace tạo hình ảnh sử dụng prompt thường hay có câu lệnh ‘style of author xxx in Artstation’ –> Tạo ra 1 tấm hình theo phong cách hoạ sĩ A hay B nào đó trên Artstation.

Thực tế là nếu bây giờ nếu internet bị tràn ngập nội dung được tạo bởi A.I thì hậu quả là thế hệ A.I tiếp theo sẽ càng ngày càng trở nên ngu ngốc vì sử dụng lại nội dung mà chính nó đã tạo ra.

Google và các công ty lớn như Microsoft, Amazon sẽ không bao giờ để việc đó xảy ra.

Các nội dung được tạo bởi A.I luôn có 1 dấu hiệu nào đó để lại, dân chuyên nghành gọi là ‘tag‘, các công cụ phản A.I ( A.I detection) luôn có thể lần mò theo các tag này để phát hiện nội dung nào là tạo bởi người dùng và nội dung nào là A.I.

Hơn nữa là, như đã đề cập ở trên, các công cụ như ChatGPT hoạt động theo hình thức đoán và nối chữ, và các công cụ phát hiện A.I này đều có thể đảo ngược quá trình này lại và tìm về gốc…nên vỏ quýt dày có móng tay nhọn thôi.

GIẢI PHÁP HIỆN TẠI

A.I là công cụ tuyệt vời và để tận dụng nó như một trợ thủ đăc lực bằng cách:

Luôn chắc chắn là nội dung được tạo ra có sự tham gia của bạn ( human touch) và mang lại giá trị cho người đọc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng A.I để tạo nội dung thì sẽ thấy đa số văn bản tạo ra rất là khô và máy móc. Nên bạn cần phải edit nó, nếu là ảnh thì retouch lại. Nói vui vẻ là thổi hồn vào cho nó. Thì từ đó nội dung đó sẽ trở nên ‘nhân hoá’ hơn, cũng như mục đích là tạo ra cho người đọc chứ k phải là tạo ra cho các bộ máy tìm kiếm crawl.

Thời điểm cao trào nhà nhà người người nói về ChatGPT và đe doạ là nó sẽ làm cho nhiều người thất nghiệp…theo mình chuyện đó khó có thể xảy ra, nhất là đối với những người làm về mảng sáng tạo nội dung.

TỔNG KẾT LẠI

Từ lúc này và vài năm sắp tới thì nội dung tạo bởi con người ( human generated content) sẽ là 1 lợi thế tuyệt đối bởi bì khi cả thế giới tràn ngập nội dung tạo bởi A.I ( xứ mù thằng chột làm vua).

P/S: Tản mạn về A.I – Sài Gòn 1 chiều mưa cuối tháng 10.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x